ĐỘN CẰM KIÊNG ĂN GÌ? KIÊNG BAO LÂU THÌ ĐƯỢC?

bình chọn

Khảo sát thực tế cho thấy 95% khách hàng đều quan tâm đến vấn đề độn cằm kiêng ăn gì. Bởi sau khi sửa đổi khuôn mặt sẽ cần phải kiêng ăn một số món nhất định để không gây sẹo và có được vẻ đẹp như ý. Độn cằm xong có ảnh hưởng gì tới việc ăn uống hàng ngày không là vấn đề làm rất nhiều người băn khoăn. Vậy sau độn cằm kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Độn cằm bao lâu mới có thể ăn uống được? Angel Beauty sẽ giúp bạn trả lời chính xác vấn đề này thông qua hướng dẫn từ phía chuyên gia hàm mặt.

Độn cằm kiêng ăn gì?

Để việc kiêng kem mang lại hiệu quả cao nhưng cơ thể vẫn được dung nạp đủ các chất có lợi, bác sĩ Angel Beauty khuyên bạn nên tránh xa những thực phẩm sau:

Thực phẩm cứng, dai

Trong 7 – 10 ngày sau thẩm mỹ dáng cằm, bạn nên tránh ăn các món ăn quá cứng hoặc dai. Bởi vì, lúc này cằm vẫn chưa thực sự ổn định và không thể chịu được lực tác động mạnh.

Ngoài ra, khi ăn những thực phẩm này sẽ khiến cho hàm phải nhai nhiều hơn, dễ làm xê dịch sụn và lệch dáng cằm. Thay vào đó, các bạn nên ăn những thực phẩm dạng lỏng, mềm và ít phải nhai nhé!

Thực phẩm dễ gây sẹo

Độn cằm kiêng ăn gì? Kiêng thức ăn dễ bị sẹo
Độn cằm kiêng ăn gì? Kiêng thức ăn dễ bị sẹo

Các chuyên gia cho biết, nếu không cẩn thận trong vấn đề ăn uống, việc lưu sẹo sẽ rất dễ gặp phải. Đồ ăn dễ gây sẹo mà các bạn cần phải tránh gồm có:

+ Nhóm giàu đạm: “Cách ly” thịt bò, đùi cừu, cá hồi, gan….bởi chúng có lượng đạm quá nhiều khiến cho cằm sưng to, dễ bị loét và lệch form.

+ Nhóm collagen: Cần tránh ăn rau muống, su su, đậu bắp, bơ…. Vì collagen có trong các loại món ăn này đều là “kẻ thù” của vết thương, làm kéo dài thời gian hồi phục của cằm sau thẩm mỹ.

+ Nhóm giàu Cholesterol: Hãy tạm chia xa fastfood, mì ăn liền hoặc các đồ chiên rán…trong 1 tuần đầu hậu độn cằm

Thực phẩm cay, nhiều axit

Đô ăn cay, nóng và chứa nhiều axit cũng không tốt khi bạn mới tân trang cằm nhé! Hậu quả của nó là làm vết thương bị mưng mủ và gây nhiệt miệng.

Các biểu mô xung quanh cằm cũng sẽ bị xơ cứng làm cho khuôn miệng kém duyên và lộ ra các di chứng phẫu thuật. Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều axit có thể bào mòn thành dạ dày của bạn.

+  Thực phẩm có tính nhiệt tiêu biểu là gạo nếp, lúa mì, đào, ổi, xoài, nấm tai mèo….

+  Đồ ăn có tính cay điển hình là ớt, mù tạt,….

+  Đồ ăn có tính axit tiêu biểu là chanh, bí ngô, quả hạch và các loại hạt…

Nên nêm nếm các món ăn vừa đủ, tránh ăn đồ Hàn, Ấn trong 7 – 10 ngày nhé!

Thực phẩm làm vết thương lâu lành

Nếu bạn mong muốn rằng, dáng cằm sẽ lên form ổn định và vết thương lâu lành thì cần phải tránh xa: rau muống, trứng gà, hải sản và các món ăn từ nếp.

Bởi vì, đây chính là nguyên nhân khiến cho cằm của bạn bị mưng mủ, viêm nhiễm và hồi phục lâu hơn so với bình thường. Ngoài ra, việc bổ sung các loại thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ để lại sẹo và mất thẩm mỹ.

Nên ăn gì sau khi độn cằm

Bên cạnh những thực phẩm cần “chia xa” thì vẫn còn khá nhiều món ăn thơm ngon khác mà bạn được phép dung nạp sau độn cằm. Tuy nhiên, chi tiết các món nên ăn thế nào còn tùy thuộc vào từng giai đoạn hậu thẩm mỹ, cụ thể:

Trong 1- 2 ngày đầu tiên sau độn cằm

Hậu độn cằm 1 – 2 ngày bạn nên kết hợp bổ sung các thực phẩm sau:

Smothies

Sinh tố cung cấp rất nhiều vitamin giúp cho cơ thể phục hồi năng lượng nhanh chóng. Hơn nữa, sinh tố không cần nhai nên thường không tác động và làm ảnh hưởng đến form của cằm. Chính vì thế, đây là một sự lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn hậu phẫu thuật cho bạn.

Smothie không chỉ giúp vết thương mau lành còn giúp dáng chuẩn da đẹp
Smothie không chỉ giúp vết thương mau lành còn giúp dáng chuẩn da đẹp

Nước sốt táo

Táo cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho quá trình hồi phục của vết thương nhưng sau phẫu thuật bạn sẽ không thể ăn bằng cách cắn, nhai. Lúc này, nước sốt táo là một gợi ý tuyệt vời, chúng chứa đầy đủ các dưỡng chất tương tự và hoàn toàn không gây hại đến dáng cằm của bạn.

Súp lạnh

Điều bạn cần ghi nhớ hậu độn cằm đó là không được dung nạp các đồ ăn cay, nóng hoặc các thực phẩm cứng, dai. Với súp lạnh, bạn có thể giải quyết được điều này, ăn một cách ngon miệng và bảo đảm cằm không bị lệch form hay để lại di chứng.

Trong 1 – 2 tuần tiếp theo

Đây là thời điểm mà xương hàm tiếp tục lành lại, vì vậy bạn có thể đưa thức ăn rắn vào bữa ăn của mình. Giai đoạn này bạn nên nạp thực phẩm giàu protein cùng với các chất dinh dưỡng thiết yếu khác để đẩy nhanh tốc độ phục hồi hậu phẫu.

Bổ sung protein từ thịt, cá, trứng,... để hồi phục vết thương nhanh hơn
Bổ sung protein từ thịt, cá, trứng,… để hồi phục vết thương nhanh hơn

Một số loại thực phẩm được khuyên dùng là:

+  Trứng: Rất dễ nhai và giàu protein.

+  Khoai tây: Một loại thực phẩm linh hoạt, rất mềm và chứa nhiều dưỡng chất cần cho sự hồi phục của vết thương.

+  Thịt gà, cá và thịt bò dạng xay: Bạn nên bắt đầu bằng một chút thịt gà, cá và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu không có dấu hiệu bất thường, bạn có thể chế biến thành các món như salad hay mỳ ống để đa dạng bữa ăn hơn

+  Sữa, phô mai hay sữa chua: Những loại thực phẩm này đều chứa rất nhiều protein và giàu canxi, hỗ trợ quá trình dáng cằm ổn định và giúp răng chắc khỏe..

Độn cằm kiêng ăn bao lâu?

Thời gian trung bình để dáng cằm dần hồi phục sau thẩm mỹ là từ 7 – 10 ngày. Đây cũng là thời gian mà bạn cần phải tiến hành ăn kiêng cũng như nghiêm túc thực hiện các chế độ chăm sóc khác.

Trong 3 ngày đầu tiên, việc ăn uống cần được siết chặt nhất, bởi vì lúc này dáng cằm chưa định hình, da mới xuất hiện và trạng thái cằm rất yếu.

Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, cằm đang vào form, bạn có thể thả lỏng một chút trong chế độ ăn uống bằng cách hạn chế nạp các thực phẩm cần kiêng. Sau 7 – 10 ngày, khi cằm ổn định thì khách hàng có thể quay lại chế độ ăn như thường.

Vậy tóm lại sau khi độn cằm kiêng ăn gì?

Hậu phẫu, việc tự  tại nhà rất quan trọng. Vì thế, bạn cần ghi nhớ thật kỹ, áp dụng các “tuyệt chiêu” hữu ích để đẩy nhanh tốc độ ổn định form cằm và phục hồi vết thương.

Một số điều bạn cần kiêng sau độn cằm là:

+ Tránh các thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống hay thịt bò.

+ Kiêng ăn thịt gà, hải sản để vùng da xung quanh vết thương không bị ngứa.

+ Không ăn đồ nếp để tránh hình thành các dịch mủ ở cằm.

+ Không ăn sụn, xương hoặc đồ ăn phải nhai nhiều lần để tránh ảnh hưởng đến cơ hàm, gây lệch cằm.

+ Tuyệt đối không được tự ý tháo băng cố định ở cằm.

+ Hạn chế tác động mạnh hoặc va chạm, sờ nhiều lần lên vùng cằm hậu phẫu.

+ Không để nước bắn vào vết mổ, hạn chế cao nhất tình trạng bị nhiễm trùng.

Qua bài viết này, bạn đã phần nào nắm được độn cằm kiêng ăn gì và phải kiêng bao lâu thì được. Hãy nghiêm túc thực hiện chế độ ăn kiêng để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và dáng cằm đẹp như mong muốn nhé! Angel Beauty mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất đến với mọi người, đặc biệt là những ai đang độn cằm nhé!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *